This article is available in English.
Gạch đá mài đang trở lại mạnh mẽ và dần trở thành một trong những xu hướng thiết kế gây chú ý cho nhà cửa và không gian thương mại. Ở Việt Nam, gạch đá mài có lịch sử tương đối lâu đời. Trong nhiều thế kỷ, sàn đá và xi măng được sử dụng trong các công trình chùa chiền và các tòa nhà thuộc địa Pháp. Trong những năm gần đây, gạch đá mài được các nhà thiết kế và chủ nhà khai thác nhiều hơn vì tính chất bền bỉ và mang phong vị riêng, đầy độc đáo. Với các kỹ thuật mới cho phép thiết kế và thực hiện các loại hoa văn phức tạp cũng như nhiều màu sắc hơn, gạch đá mài đang được sử dụng theo những cách mới đầy sáng tạo. Từ mặt bàn cho đến những bức tường có điểm nhấn, đá mài có thể tạo thêm sự thú vị về mặt thị giác cho bất kỳ không gian nào. Xu hướng đá mài vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam và đã đến lúc bạn biến chất liệu cổ điển này thành một phần trong dự án thiết kế tiếp theo của mình.
Lịch sử và sự Hồi sinh của gạch đá mài tại Việt Nam
Gạch Terrazzo có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ 15. Ban đầu được làm từ đá cẩm thạch và đất sét, gạch đá mài được sử dụng trong các công trình chùa, đền và các kiến trúc quan trọng khác.
Vào đầu thế kỷ 20, gạch đá mài đã trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều ngôi nhà, công trình công cộng và các công trình thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 20, gạch đá mài không còn được ưa chuộng và hiếm khi được sử dụng trong các công trình xây dựng mới.
Những mẫu gạch terrazzo cổ điển sử dụng lát nền, lát nền nhà cổ ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, gạch đá mài đã trải qua một sự hồi sinh ở Việt Nam. Các kiến trúc sư và nhà thiết kế đã khám phá lại vẻ đẹp và độ bền của gạch đá mài. Chất liệu này hiện được sử dụng phổ biến trong khách sạn, nhà hàng và xây dựng nhà ở, được đánh giá cao nhờ hoa văn độc đáo và tính chất thân thiện với môi trường.
Sản phẩm gạch đá mài từ bộ sưu tập Sông Hồng và Sông Mekong của TERAZZO. Nguồn ảnh: PICASSO.
Kỹ thuật đổ thủ công và đánh bóng gạch đá mài truyền thống vẫn được sử dụng ngày nay. Đá cẩm thạch nghiền, đá granit, thủy tinh hoặc các loại cốt liệu khác được trộn với xi măng và bột màu để tạo màu. Hỗn hợp được đổ lên một bề mặt phẳng, trải đều và đánh bóng cho đến khi mịn. Công nhân lành nghề có thể tạo ra các mẫu và thiết kế phức tạp nhờ sự giúp đỡ của máy móc và công thức hiện đại.
Với nhiều loại cốt liệu và màu nhuộm có sẵn, các mẫu thiết kế cho gạch đá mài là vô tận. Ngoài ra, gạch đá mài còn sở hữu một lợi thế lớn trong khả năng chống thấm, ẩm, chống mảng bám và vết bẩn, ít cần tới bảo trì, cắt giảm chi phí về lâu dài.
Gạch đá mài bền vững: sử dụng vật liệu tái chế và thải ít carbon
Tương lai của gạch đá mài nằm ở tính bền vững. Bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế và có hàm lượng carbon thấp, loại vật liệu xây dựng này giảm lượng tác động đến môi trường, góp phần xanh hoá các công trình hiện đại.
Cốt liệu Tái chế
Thay vì chỉ sử dụng cốt liệu thô như đá cẩm thạch, hãy kết hợp thủy tinh, sứ và bê tông tái chế. Những cốt liệu tái chế này làm giảm chất thải và nhu cầu về nguyên liệu thô. Nhiều nhà sản xuất gạch hiện cung cấp các tùy chọn về thành phần mà trong đó có tới 95% vật liệu tái chế.
‘Cốt liệu có nguồn gốc từ đá cẩm thạch và cát cao cấp được khai thác tại địa phương ở miền Bắc Việt Nam, giúp giảm chi phí vận chuyển và khí thải. Tất cả sản phẩm thừa từ quy trình sản xuất được tái sử dụng thành vật liệu tổng hợp để lát và trải nhựa ở các thành phố địa phương, thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế tuần hoàn’. Nguồn video: PICASSO.
Chất kết dính thay thế
Thay vì chất kết dính epoxy hoặc xi măng truyền thống mang nhiều hóa chất độc hại, hãy sử dụng chất kết dính thân thiện với môi trường được làm từ dầu, nhựa hoặc đá vôi có nguồn gốc thực vật. Những chất kết dính tự nhiên này không độc hại, hàm lượng VOC thấp và có thể tái tạo. Một số thậm chí còn âm tính carbon, hấp thụ nhiều carbon hơn mức chúng tạo ra.
Nguồn cung ứng địa phương
Nên chọn cốt liệu, đá dăm và chất kết dính cho gạch đá mài có nguồn gốc địa phương và mang tính bền vững. Vật liệu có nguồn gốc địa phương giúp giảm lượng khí thải carbon từ việc chuyên chở và hỗ trợ kinh tế cho cộng đồng địa phương. Nguồn cung ứng bền vững có nghĩa là nguyên liệu được khai thác và sản xuất theo cách thân thiện với môi trường.
Bằng cách kết hợp cốt liệu tái chế, chất kết dính thay thế và nguồn cung ứng bền vững, gạch đá mài sẽ trở thành lựa chọn xây dựng thân thiện với môi trường. Việc lựa chọn đá mài gạch bền vững cho dự án tiếp theo của bạn sẽ giúp làm giảm chất thải, cắt giảm lượng carbon và góp phần kiến tạo một môi trường lành mạnh hơn cho tất cả mọi người.
PICASSO TERRAZZO sản xuất gạch đá mài không chứa nhựa, không silica, không epoxy; chỉ có bê tông nguyên chất, sản phẩm của PICASSO chứa ít xi măng hơn so với thị trường hiện tại tới 40%. Nguồn video: PICASSO.
Terrazzo trong Kiến trúc hiện đại Việt Nam
Gạch đá mài đã được sử dụng ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ và tiếp tục được sử dụng trong kiến trúc và các thiết kế hiện đại.
Không gian Công cộng và Thương mại
Gach đá mài có thể được tìm thấy ở nhiều tòa nhà công cộng và không gian thương mại tại các thành phố của Việt Nam. Độ bền và mức độ bảo trì thấp làm cho loại vật liệu này trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các khu vực có lưu lượng giao thông cao. Gạch đá mài thường được sử dụng ở hành lang, sân trong và lối đi. Các loại đá vụn và cốt liệu đầy màu sắc trên gạch đá mài thường thể hiện phong cách hoặc tinh thần của kiến trúc tòa nhà. Ví dụ: các trường học có thể sử dụng gạch đá mài làm từ các loại đá vụn mang màu sắc logo hoặc linh vật của riêng trường.
Văn phòng, nhà hàng và cửa hàng kinh doanh thường xuyên sử dụng sàn đá mài để có vẻ ngoài sang trọng, bền chắc. Gạch đá mài cũng phổ biến trong các thiết kế cầu thang, mặt bàn và các bề mặt khác trong không gian thương mại. Kết cấu chống trượt tự nhiên của loại gạch này mang lại sự an toàn cần thiết cho công trình.
Mặt bàn và tường lát gạch đá mài của PICASSO TERRAZZO products. Nguồn ảnh: Renkon Restaurant.
Nội thất sử dụng gạch đá mài của PICASSO TERRAZZO products. Nguồn ảnh: Café Marcel.
Nhà ở
Gạch đá mài được sử dụng phổ biến trong trong xây dựng nhà cửa và căn hộ cao cấp tại Việt Nam. Phong cách vượt thời gian và nhiều lựa chọn phong phú từ loại gạch này thu hút chủ nhà và các nhà thiết kế. Sàn đá mài, cầu thang, sân hiên và mặt bàn mang lại điểm nhấn trang nhã. Song song là các cốt liệu và màu nhuộm có tông màu đất, tạo cảm giác ấm áp cho căn nhà của gia chủ.
Sàn đá mài từ PICASSO TERRAZZO. Kiến trúc sư: studio anettai. Nguồn ảnh: Hiroyuki Oki.
Nội thất và tường lát gạch đá mài của PICASSO TERRAZZO. Kiến trúc sư: studio anettai. Nguồn ảnh: Hiroyuki Oki.
Gạch đá mài có lịch sử và ý nghĩa văn hóa đầy màu sắc ở Việt Nam, thật thú vị khi thấy sức sống mới được thổi vào loại vật liệu độc đáo này. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn mới về gạch đá mài và để ý đến những chi tiết nhỏ tinh tế cũng như tính sáng tạo trong lần tiếp theo khi bạn bước qua những tấm sàn gạch đá mài bắt mắt.