This article is available in English.
Trong những năm gần đây, PICASSO dành nhiều tâm huyết tìm tòi và học hỏi về kiến trúc xây dựng tại Việt Nam. Từ những ngôi nhà làm từ tre nứa tới thiết kế vườn thẳng đứng, Việt Nam sở hữu nhiều công trình sáng giá trong hệ sinh thái xây dựng bền vững của Đông Nam Á. Trong bài viết này, PICASSO sẽ chọn ra một vài cái tên tiêu biểu, hướng tới tính ôn hoà đối với môi trường và con người địa phương.
Điểm trường Mầm non Bó Mon | Sơn La
Bó Mon Preschool, Son La. Architects: KIENTRUC O. Photo credits: Hoang Le.
Cùng PICASSO khởi đầu chuyến du lịch xanh từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Trạm dừng chân đầu tiên là điểm trường mầm non Bó Mon. Trường được khánh thành cho học sinh và thầy cô dân bản Bó Mon, Cay-ton, và Cô Tông, nằm khuất giữa miền đồi núi tỉnh Sơn La. Tựa như được đẽo khắc từ những tấm tôn sinh thái lượn sóng, ngôi trường được xây từ những vật liệu thân thiện với môi trường, có trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn bởi muối và khoáng chất.
The open exterior of Bó Mon Preschool. Architects: KIENTRUC O. Photo credits: Hoang Le.
Thiết kế mái tôn giúp giữ ấm cho những em nhỏ vùng núi ngày đông, và điều hoạ nhiệt tự nhiên ngày nóng nhờ đón những cơn gió chạy dài xuống chân đồi. Được bao phủ toàn diện bởi màu xanh ngát của cây cối, trẻ em nơi đây có nhiều cơ hội khám phá thiên nhiên trong những lớp học và sân chơi ngập nắng.
Bó Mon Preschool, Son La. Architects: KIENTRUC O. Photo credits: Hoang Le.
Điểm trường mầm non Bó Mon chứng minh một cách tiếp cận thử thách môi trường thông minh và hài hoà. Rằng con người có thể phát triển và sống chung giữa sự hùng vĩ của thiên nhiên mà không để lại nhiều tác động lớn cho hệ sinh thái và văn hoá địa phương. Cũng như vậy, trẻ em vùng cao tại ba bản Sơn La không còn phải chịu cảnh mưa rông giá rét mỗi buổi học, mà được yên tâm vui đùa, học tập trong môi trường an toàn và khang trang.
Bó Mon Preschool, Son La. Architects: KIENTRUC O. Photo credits: Trieu Chien.
Toigetation | Cao Bằng
Toigetation, Cao Bang. Architects: H&P ARCHITECTS. Photo credits: Doan Thanh Ha.
Xã Sơn Lập, huyện Cao Bằng có cư dân phần lớn là người H’Mong và Dao. Cảnh thiếu điện, thiếu cơ sở hạ tầng, đường xá hay chợ sinh hoạt vốn là điều quen thuộc với con người nơi đây. Một nơi mà các tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản vẫn là điều cấp bách, dự án Toigetation được đưa ra như một giải pháp sáng trong xây dựng xanh.
Toigetation, Cao Bang. Architects: H&P ARCHITECTS. Photo credits: Doan Thanh Ha.
Sáng tạo từ ba yếu tố: nhà vệ sinh (toilet) + khu tắm giặt (washing area) + vườn trồng rau (vegetation), Toigetation được thiết kế dựa trên ba nguyên lý: hoàn thiện nhanh + chi phí thấp + dễ áp dụng tới nhiều địa phương. Tạo nên từ các nguyên liệu địa phương như tre nứa, gạch, và hệ thống cống tái sử dụng; dự án được xây dựng bởi chính các thầy cô và học sinh bản địa. Công trình được neo, giằng liền khối, đủ sức để sống chung với lốc xoáy và khí hậu miền núi; giải quyết phần thông gió và chiếu sáng tự nhiên nhờ nguồn pin năng lượng mặt trời và tận dụng nước mưa, tái sử dụng nước thải, nước sinh hoạt.
Toigetation, Cao Bang. Architects: H&P ARCHITECTS. Photo credits: Doan Thanh Ha.
Toigetation, Cao Bang. Architects: H&P ARCHITECTS. Photo credits: Doan Thanh Ha.
Chỉ với $3000 kinh phí, xây trong 3 tuần, dễ dàng hoàn thiện bởi con người và vật liệu địa phương, dự án như Toigetation có thể được nhân rộng khắp Việt Nam tại các vùng dân cư còn khó khăn, giúp cải thiện đời sống, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển cân bằng sinh thái cũng như sự ổn định về kinh tế.
Toigetation, Cao Bang. Architects: H&P ARCHITECTS. Photo credits: Doan Thanh Ha.
Nhà vườn đô thị Ba thế hệ | Hà Nội
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
Đặt chân tới Hà Nội, bài viết của PICASSO khám phá những thay đổi hiện đại trong cách các gia đinh xây nhà ở thành phố. Được biết đến với văn hoá cộng đồng bền chặt, những truyền thống lâu đời, người Hà Nội thường coi ngôi nhà là nơi chung sống của nhiều thế hệ, cha truyền con nối. Thiết kế nhà ba lầu độc đáo này là một trong những ví dụ điển hình.
Thế hệ đầu tiên trong gia đình là những người đã có tuổi, xuất thân từ nghề nông và có nhiều kinh niên trong việc canh tác. Vì vậy, tầng cao nhất của ngôi nhà được thiết kế như một khu vườn mở, tận dụng không gian nhiều ánh nắng để trồng rau sạch cho người thân và hàng xóm.
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
Thế hệ thứ hai là những người đã đi làm, cần nhiều sự thảnh thơi, thư giãn giữa bộn bề công việc thường nhật. Một không gian cân bằng giữa thiên nhiên và nhịp sống hiện đại là liệu pháp trấn tĩnh tốt nhất. Những mảng tường lớn được cắt lớp, tạo nên những khối không gian đầy ánh sáng chiếu từ giếng trời xuống thẳng tầng trệt, nuôi dưỡng cây xanh mọc cao và vươn rộng, đan dệt thiên nhiên một cách khéo léo vào kiến trúc của ngôi nhà.
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
Điều này tạo cơ hội cho thế hệ nhỏ tuổi có động lực để vui chơi, tự do khám phá cuộc sống xung quanh, tạm quên đi sự có mặt của công nghệ.
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
Một công trình tự làm mát, chống ngập; một không gian thắt chặt tình đoàn kết trong gia đình; một lối sống tự cung tự cấp được tính toán chu toàn, ngôi nhà của nhiều thế hệ tại Hà Nội thích ứng tốt với đô thị hoá nhanh, thoả mãn nhu cầu con người mà không đánh mất gốc rễ.
D House, Hanoi. Architects: ARO Studio. Photo credits: Hoang Le.
Pizza 4P’s Hikari | Bình Dương
PIZZA 4P’S Hikari, Binh Duong. Architects: Takashi Niwa Architects. Photo credits: PIZZA 4P’S.
Theo đuổi mô hình không rác thải (zero-waste) đầu tiên của PIZZA 4P’S tại Việt Nam, nhà hàng trong Khu phức hợp Hikari, Bình Dương tiếp tục giữ vững nguyên lý thân thiện với môi trường, áp dụng kiến thức ủ phân hữu cơ và trồng rau thuỷ canh vào địa điểm mới.
PIZZA 4P’S Hikari, Binh Duong. Architects: Takashi Niwa Architects. Photo credits: PIZZA 4P’S.
PIZZA 4P’S Hikari, Binh Duong. Architects: Takashi Niwa Architects. Photo credits: PIZZA 4P’S.
Để giải quyết các thách thức về sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, PIZZA 4P’S hoạt động theo phương thức farm-to-table, tận dụng tối đa vật liệu tái chế cho thiết kế nội thất, và dành riêng một phòng chuyên dụng để phân loại rác trước khi tái chế.
Theo đuổi triết lý Từ Trái Đất tới Con Người (Earth to People), PIZZA 4P’S mang đến những trải nghiệm ẩm thực ôn hoà, cẩn trọng trong những tác động tới môi trường trước, trong, và sau những bữa ăn. Công trình tại Khu phức hợp Hikari, Bình Dương mang về cho PIZZA 4P’S giải thưởng The Green GOOD DESIGN Sustainability Awards một cách xứng đáng. Chậm mà chắc, PIZZA 4P’S dần trở thành cái tên nổi bật trong thị trường xây dựng bền vững tại Việt Nam.
PIZZA 4P’S Hikari, Binh Duong. Architects: Takashi Niwa Architects. Photo credits: PIZZA 4P’S.
Urban Farming Office | Hồ Chí Minh
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Một ví dụ khác về việc tích hợp thiên nhiên vào bối cảnh đô thị hóa dầy đặc. Theo các kiến trúc sư của dự án Urban Farming Office tại Hồ Chí Minh: ‘… các thành phố ở Việt Nam đã khác xa với nguồn gốc của những khu rừng miền đất nhiệt đới. Việc thiếu cây xanh gây ra nhiều vấn đề xã hội như ô nhiễm không khí do lượng xe máy quá nhiều, lũ lụt vào mùa mưa, và hiệu ứng đảo nhiệt.’ Thấu hiểu sự cần thiết của những công trình xanh, Urban Farming Office ra đời như một hy vọng mang tới giải pháp đương đại trong kiến trúc bản địa.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Một nơi làm việc hiện đại với hệ thống vườn thẳng đứng (vertical farm) bao quanh ngoại thất, văn phòng giữa chốn đô thị tấp nập này sở hữu nguồn không khí được lọc tự nhiên và tự làm mát xuyên suốt toà nhà. Khi nhìn gần, có thể thấy rõ từng chậu cây bằng bê tông với nhiều loại rau, thảo mộc và cây ăn trái khác nhau. Mỗi chậu cây này được thiết kế để có thể dễ dàng sắp xếp xen kẽ, thay đổi linh hoạt khi các cây mọc lớn hoặc đòi hỏi những lượng ánh sáng nhất định. Tính cả khu vườn trên mái và dưới mặt đất, hệ thống xanh của Urban Farming Office cung cấp tới 190% tỷ lệ cây xanh cả khu vực, tương đương với 1,1 tấn sản lượng thu hoạch.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Các công trình có tư duy tiến bộ như Urban Farming Office dẫn lối một tương lai xanh, sạch hơn cho Việt Nam. Chuyển đổi không gian tưởng như không cần đến thành những mảng tường và mảng vườn xanh là cách để các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững, đóng góp cho cộng đồng và nâng cao phúc lợi của nhân viên. PICASSO mong những viên ngọc trong kiến trúc xanh sẽ tiếp tục lan rộng và vươn cao trên khắp mảnh đất nhiệt đới này.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Urban Farming Office, Ho. Architects: VTN Architects. Photo credits: Hiroyuki Oki.
Vậy là chuyến đi của PICASSO đã kết thúc. PICASSO hy vọng chuyến tham quan vừa rồi đã truyền thêm nguồn cảm hứng cho bạn về phát triển bền vững. Xu hướng thiết kế và xây dựng bền vững đang dần hiện diện rõ tại Việt Nam nhờ sự thúc đẩy từ các kiến trúc sư trong và nước ngoài. Từ hệ thống làm mát thụ động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc sử dụng điều hoà, đến năng lượng tái tạo, vật liệu khai hoang và tái chế, nhiều kiến trúc xanh mọc lên và lan toả các ý tưởng độc đáo giúp bảo vệ môi trường và sự phát triển của con người.
Trong các bài viết tiếp theo, PICASSO sẽ khám phá chi tiết và tìm hiểu sâu về xây dựng bền vững theo từng vùng miền. PICASSO hoan nghênh bạn ghé thăm. Nếu bạn có ý tưởng hoặc muốn đề xuất công trình, hãy liên lạc với PICASSO nhé!